Trồng và chăm sóc mướp đắng năng suất nhất hiện nay
Cây mướp đắng được gieo trồng vào vụ Đông Xuân (tháng 10 đến tháng 1 năm sau) hoặc vụ Hè Thu (rơi vào khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm). Đây là thời điểm nắng nóng đi kèm với mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng tươi tốt, cho năng suất cao.
1. Tìm hiểu khi muốn trồng cây mướp đắng năng suất
Mướp đắng (hay còn có tên gọi là khổ qua) có vị đắng đặc trưng khiến nhiều người mê mẩn. Không những ngon, lạ miệng, mướp đắng còn rất tốt cho sức khỏe khi được Đông Y chứng thực rằng có khả năng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, kháng ung thư.
Mỗi gốc mướp đắng có thể cho thu hoạch 3 – 4 kg quả. Nếu được gieo trồng đúng kỹ thuật, chăm bón hiệu quả, bà con nông dân hoàn toàn có thể làm giàu từ loại nông sản này với mức thu nhập khoảng 10 – 15 triệu/sào mướp đắng.
2. 5 Yếu tố ngoại cảnh lý tưởng để chăm sóc mướp đắng năng suất
-
Nhiệt độ lý tưởng để trồng cây mướp đắng năng suất
Cây mướp đắng sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 18 oC – 30oC. Nhiệt độ quá cao sẽ dẫn đến quả ngắn, dị hình, thân lá bị héo. Nhiệt độ quá thấp, đặc biệt có sương giá cây sẽ ngừng phát triển.
-
Ánh sáng lý tưởng để chăm sóc mướp đắng năng suất
Mướp đắng ưa trồng nơi nhiều ánh sáng. Ánh sáng thiếu và yếu cây sinh trưởng phát triển kém, ra hoa cái muộn và dễ bị rụng. Năng suất quả thấp, chất lượng giảm, hương vị kém.
-
Độ ẩm lý tưởng để chăm sóc mướp đắng năng suất
Độ ẩm đất ưa thích của cây mướp đắng là 70 – 80%. Thời kỳ ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao từ 80 – 90%, vì hàm lượng nước trong thân lá, quả của mướp đắng trên 90%. Mướp đắng là cây kém chịu hạn và chịu úng.
-
Đất trồng lý tưởng để chăm sóc mướp đắng năng suất
Mướp đắng cho năng suất cao, chất lượng quả tốt khi được gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất pha cát, độ pH 5.5 – 6.8.
-
Dinh dưỡng lý tưởng để chăm sóc mướp đắng năng suất
Cây mướp đắng yêu cầu độ phì trong đất cao. Dinh dưỡng khoáng không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó cần bổ sung đầy đủ các loại phân bón hữu cơ và vô cơ cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng.
-
Thời vụ trồng mướp đắng để cây mướp đắng năng suất
Có thể trồng mướp đắng được nhiều tháng trong năm, nhưng thời vụ thích hợp nhất là gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Ở những vùng đất cao có thể trồng sớm hơn, từ tháng 11 hoặc gieo bầu sau đó đưa ra trồng đế thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.
-
Chuẩn bị đất để trồng cây mướp đắng năng suất
Đất trồng mướp đắng phải cày bừa kỹ, tơi xốp, sạch cỏ. Có nhiều cách trồng, nếu trồng theo luống cắm choái thì lên luống rộng 1,2m chừa rãnh 0,2 – 0,3m, nếu trồng theo bò giàn thì tạo mô, có thề trồng cho bò đất.
-
Mật độ trồng để trồng cây mướp đắng năng suất
Trồng theo luống cắm choái: Khoảng cách trồng 1 x 0,4 x 1 cây, số lượng cây khoảng 24.000 – 25.000 cây/ha. Lượng giống cần 10 – 12kg/ha (giống nảy mầm trên 70%).
Trồng bò giàn: Khoảng cách thông thường 5m x 0,8 x 2 cây, số lượng cây khoảng 5.000 cây/ha, lượng giống cần 1,8 – 2kg/ha (giống nảy mầm trên 10%).
-
Ngâm ủ giống
Trước khi ngâm ủ giống cần phơi lại giống 3 – 6 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nảy mầm tốt. Dùng kéo hoặc dùng cắt móng tay, cắt nhẹ đầu nhọn để hạt hút nước dễ dàng, tránh không cắt vào phần nhân hạt, sau đó đem ngâm từ 6 – 12 giờ (nếu có xử lý thuốc ngâm trong nước pha thuốc 15 phút, sau đó đãi sạch và ngâm tiếp đủ 6 – 12 giờ), vớt hạt ra để ráo, cho vào túi vải hoặc khăn ủ cho đến khi nứt nanh thì đem gieo. Nhiệt độ ủ thích hợp là 28 – 30°C.
-
Gieo hạt
Đặt hạt đã nứt nanh theo mật độ rồi lấp nhẹ một lớp đất mỏng lên trên. Đất trước khi gieo nên tưới nước đủ ẩm để cây mọc mầm dễ dàng.
Có 2 cách gieo:
+ Gieo thẳng trực tiếp trên ruộng.
+ Gieo bầu: Sử dụng cho gieo sớm khi đất trồng còn ướt, hoặc gieo trồng để dặm, có thể dùng bầu bằng túi nylông hoặc sọt tre.
3. Kỹ thuật bón phân cho mướp đắng khi chăm sóc mướp đắng năng suất
Để việc trồng mướp đắng cho năng suất trái và chất lượng quả cao, bạn cần thực hiện bón phân đầy đủ cho cây. Sau đây là công thức bón phân cho mướp đắng được bà con tại nhiều vùng trồng mướp đắng lớn trong nước như tại huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh; huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế… áp dụng và cho hiệu quả bất ngờ.
- Giai đoạn bón thúc khi chăm sóc mướp đắng:
+ Bón thúc lần 1: Sau khi gieo 10 ngày bón 4 – 6kg phân Hữu Nghị NPK 16.16.8.
+ Bón thúc lần 2: Sau khi gieo 25 ngày bón 6 – 8kg phân Hữu Nghị NPK 15.15.15
+ Bón thúc lần 3: Sau khi gieo 45 ngày bón 6 – 8kg phân Hữu Nghị NPK 15.15.15.
+ Bón thúc lần 4: Sau khi gieo 70 ngày bón 6 – 8kg phân Hữu Nghị NPK 15.15.15.
Bón thúc kết hợp với làm cỏ, vun gốc, lấp phân. Tưới nước vừa đủ ẩm, nếu quá khô hoặc quá ẩm ướt thì không những làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mà còn làm cây dễ bị bệnh.
4. Một số công việc quan trọng phải làm khi chăm sóc mướp đắng năng suất
-
Trồng dặm khi chăm sóc mướp đắng
Sau khi trồng 5 – 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.
-
Tưới nước khi chăm sóc mướp đắng
Để duy trì độ ẩm cao trong đất nhưng vẫn đảm bảo không ngập úng, bà con nên tưới rãnh hoặc tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt. Nếu có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.
-
Làm giàn khi chăm sóc mướp đắng
Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì tiến hành làm giàn cho mướp đắng. Nên làm giàn hình chữ U ngược cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đổ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.
-
Sửa dây khi chăm sóc mướp đắng
Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái. Kết hợp tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh. Giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
-
Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu bệnh phổ biến trên mướp đắng như sâu xanh, rầy, rệp, sâu vẽ bùa, bệnh đốm lá… có thể được tiêu diệt bằng dung dịch gừng, tỏi, ớt, rượu hoặc nước rửa chén pha loãng với nước để phun lên vùng sâu bệnh. Cứ đều đặn một tuần bà tiến hành pha loãng dung dịch và phun một lần vào lúc chiều mát để phòng ngừa sâu bệnh cho mướp đắng
Nhìn chung, mướp đắng là loại cây rau màu tương đối dễ trồng. Sau khi gieo được 36-38 ngày, mướp đắng sẽ bắt đầu cho hoạch. Đem lại giá trị kinh tế cao và ổn định cho người nông dân. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ có ích đối với bà con!
CÔNG TY LIÊN DOANH PHÂN BÓN HỮU NGHỊ
Hotline: 0237394 8686
Email: infor@phanbonhuunghi.vn
Địa chỉ: Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.