Phân bón cho cây sắn “mắn củ” trên đất nghèo dinh dưỡng!
Sắn hay khoai mì là giống chịu hạn tốt, không kén đất nên có thể trồng được ở tất cả các địa phương, ngay cả những khu vực đất có độ phì thấp. Tuy nhiên để sắn có năng suất cao, tinh bột nhiều cần bón phân cho cây sắn, kỹ thuật bón như thế nào là chuẩn?
1. Đặc tính nông học của cây sắn
- Yêu cầu về đất trồng
Cây sắn không kén đất, có thể trồng sẵn trên nhiều loại đất khác nhau như: đất rừng, đất khai thác, đất luân – xen canh với những giống cây công nghiệp, cây họ đậu, lúa nước và đất hoang hóa.
Điều kiện cây sắn cần là đất phải thông thoáng, bị ngập úng vào mùa mưa. Đồng thời đất trồng cũng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi trồng, hong khô ải đất và san lấp mặt bằng trước lúc trồng từ 1-2 tháng.
-
Yêu cầu về nước tưới
Trong điều kiện chủ động được nước tưới có thể tưới bổ sung vào cuối mùa mưa hoặc trong những tháng bị khô hạn hoặc khi trồng vào mùa khô. Thông thường có thể tưới nước cho cây sắn từ 6 – 10 lần/ vụ; khoảng cách giữa các lần tưới từ 2 – 3 tuần/ lần.
2. Thời vụ trồng
Vụ Hè : Là vụ chính chiếm tầm 70-80% diện tích trồng sắn vùng Đông Nam bộ. Thời gian từ tháng 4 (khi mưa đều và đất đủ ẩm) đến tháng 6, thu hoạch tháng 1-3 năm sau.
Vụ Đông Xuân: Vụ Đông Xuân (cuối mùa mưa) trồng vào tháng 10-11 dương lịch (chiếm cỡ 30%), thu hoạch tháng 9-10 năm sau.
3. Phương pháp trồng sắn
Có ba phương pháp trồng hom sắn:
– Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng
– Lên líp hoặc kéo luống trồng hom ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém
– Trồng hom đứng hoặc xiên nếu trồng vào vụ cuối mưa ẩm độ đất thấp
4. Kỹ thuật bón phân cho cây sắn “mắn củ” trên đất nghèo dinh dưỡng
4.2 Bón phân gì cho cây sắn mắn củ
- Thời kỳ bón phân và cách bón cho cây sắn
Thời kỳ bón phân cho cây sắn | Lượng phân bón cho cây sắn |
Bón lót cho cây sắn | – Bón lót phân hữu cơ Anfa Batorganic cho cây sắn.
+ Bổ sung hữu cơ và mùn làm tăng độ phì nhiêu và tăng hiệu suất sử dụng phân hóa học của cây. – Nếu đất chua vì trồng sắn nhiều năm, thực hiện bón 500 – 1000 kg vôi bột để cân bằng độ pH trong đất. |
Bón thúc 1 cho cây sắn (sau trồng 25-30 ngày) | – Bón phân Hữu Nghị NPK 13.13.13 cho cây sắn cách gốc 20-30cm.
+ Bón phân, lấp đất kết hợp làm cỏ và xới vun nhẹ. + Giúp hình thành mầm và rễ, củ cũng bắt đầu được hình thành nhưng phát triển chậm. – Gần 2 tháng sau khi trồng: bón thúc phân Hữu Nghị NPK 13.13.13 cho cây sắn. |
Bón thúc 2 cho cây sắn (sau trồng 80-90 ngày) | – Tăng cường bón phân Hữu Nghị NPK 13.13.13 cho cây sắn.
+ Bón phân, lấp đất kết hợp làm cỏ và vun gốc. + Lượng Kali trong phân NPK 13.13.13 giúp củ to, chắc, lượng tinh bột nhiều, tăng phẩm chất củ vượt trội. |
Giai đoạn bón lót cho cây sắn:
– Trên chân đất trồng sắn liền trong nhiều năm, đất xấu và dốc dễ xối trôi dinh dưỡng cần phối hợp bón lót bằng phân hữu cơ Anfa Batorganic. Bổ sung hữu cơ và mùn làm tăng độ phì nhiêu và tăng hiệu suất sử dụng phân hóa học của cây.
Nếu đất chua vì trồng sắn nhiều năm, thực hiện bón 500 – 1000 kg vôi bột để cân bằng độ pH trong đất.
Bón thúc 1: Sau khi trồng 25-30 ngày
– Bón phân NPK 13.13.13 cách gốc 20-30cm, lấp đất kết hợp làm cỏ và xới vun nhẹ.
– Giai đоạn từ khi trồng đến sau trồng khoảng gần 2 tháng: bón thúc phân Hữu Nghị NPK 13.13.13.
– Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là sự сhuyển hóa сác chất dinh dưỡng tích lũy trong hom để hình thành mầm và rễ, củ cũng bắt đầu được hình thành nhưng phát triển chậm. Vì vậy cần kịp thời cho cây để cây có một thể lực cân đối và khỏe mạnh.
Bón thúc 2: sau khi trồng khoảng 80-90 ngày
– Giai đoạn nuôi củ bà con cần tăng cường bón NPK 13.13.13 kết hợp với làm cỏ và vun gốc. Lượng Kali trong phân NPK 13.13.13 sẽ phát huy tối đa vai trò của mình trong giai đoạn này. Giúp củ to, chắc, lượng tinh bột nhiều, tăng phẩm chất củ vượt trội.
4.1 Nhu cầu phân bón của cây sắn
– Đạm: thúc đẩy sự phát triển thân lá và tích lũy chất khô. Thiếu đạm, sắn kém phát triển, lá già chuyển vàng, năng suất thấp.
– Lân: tham gia vào quá trình tạo thành tinh bột, kích hoạt sự phát triển của bộ rễ, các đỉnh sinh trưởng và tham gia trong quá trình tạo củ. Đây là yếu tố quyết định đến năng suất cây sắn.
– Kali: tham gia vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Thiếu kali cây lá già vàng từ mép lá sau lan rộng ra cả lá, chóp lá khô dần, củ ngắn, nhỏ, năng suất thấp.
– Ngoài ra, các nguyên tố trung lượng lưu huỳnh, magie, canxi và các vi lượng như kẽm, sắt, đồng, boron… đều rất cần thiết cho cây sắn. Khi thiếu các trung vi lượng này, cây còi cọc, khả năng vươn cao và phát đọt kém, ít củ, củ nhỏ, năng suất thấp đồng thời cây dễ bị sâu bệnh.
5. Thu hoạch củ sắn
Bà con lưu ý cần thu hoạch củ sắn đúng thời điểm khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27- 30%. Dấu liệu là khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6 – 8 lá) và lá đã chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt.
Kỹ thuật trồng và sử dụng các loại phân bón Hữu Nghị NPK được trình bày ở trên cho cây sắn sẽ cho phép đạt khoảng 80 – 90% năng suất tiềm năng của các giống sắn đang được sử dụng hiện nay ở nước ta. Chúc bà con nông dân trồng sắn cao sản đạt hiệu quả kinh tế cao!
CÔNG TY LIÊN DOANH PHÂN BÓN HỮU NGHỊ
Hotline: 0237 394 8686
Email: infor@phanbonhuunghi.vn
Địa chỉ: Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.