Kỹ thuật bón phân cho cây điều năng suất nhất

Cây điều tuy dễ trồng nhưng năng suất hạt điều phụ thuộc lớn vào lượng phân bón cho cây. Nếu không bón thì năng suất kém, cây nhanh già cỗi. Đó là lý do tại sao chúng tôi chia sẻ kiến thức và kỹ năng bón phân cho cây điều trong bài viết sau đây.

Cây điều đạt năng suất cao

 

1. Một số đặc điểm sinh dưỡng của cây điều

– Đây là cây công nghiệp lâu năm có tuổi thọ lên tới 40-50 năm tuổi. Cây thường cho năng suất ổn định trong giai đoạn từ 10 đến 20 năm sau khi trồng.

– Nhân hạt điều có chứa nhiều dầu, chất béo, có hương vị thơm ngon, vị bùi béo nên được sử dụng nhiều trong việc chế biến bánh kẹo hoặc rang ăn (hạt điều rang muối).

Hạt điều năng suất

1.1. Đất trồng

Cây điều có thể phát triển được trên các loại đất cát rời, đất bồi, đất có chứa sắt, đất feralit như cá vùng:

– Đất cát đỏ ở ven biển Bình Thuận.

– Đất cát trắng bờ biển duyên hải Nam Trung Bộ.

– Đất xám phù sa cổ (Đông Nam bộ chiếm diện tích lớn nhất).

– Đất bazan thoái hóa (Các tỉnh ở Tây Nguyên).

 

1.2. Lượng mưa

Mưa nhiều hay ít cũng đều ảnh hưởng đến cây điều:

– Mưa nhiều làm cây chậm sinh trưởng và sản phẩm kém chất lượng, bị ký sinh trùng tấn công nhiều.

– Mưa ít làm cho cây ra trái bất thường.

– Cây điều có bộ rễ ăn sâu vào lòng đất hàng chục mét và lan rộng với bán kính tán từ 50-60cm. Vì vậy loại cây này có khả năng chịu hạn cực tốt.

1.3. Nhiệt độ

Cây điều phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 24-28°C, nhiệt độ tối đa trung bình có thể chống chịu là 38°C. Điều là cây ưa sáng, thường sản xuất trong mùa khô, khoảng 2000 giờ nắng/năm.

Quả điều phát triển tốt

2. Kinh nghiệm bón phân cho cây điều

– Bà con cần đặc biệt lưu tâm đến giai đoạn kiến thiết cơ bản và kỹ thuật chăm bón cho cây điều. Chú trọng nhiều phân đạm và phân lân sẽ là tiềm lực quyết định năng suất, khả năng phục hồi của vườn điều về sau.

– Đặc biệt cần kết hợp phân hữu cơ thường xuyên để chống thoái hóa đất, vì đất trồng điều thường là đất xấu, hay bị khô hạn.

– Sau đây là 3 giai đoạn bón phân chuẩn cho vườn điều đạt năng suất cực đại:

Thời gian bón phân Lượng phân bón
Sau thu hoạch Bón phân Hữu Nghị NPK 19.12.7 có lượng đạm lớn:

+ Phục hồi và sinh trưởng thân lá, chuẩn bị cho đợt hình thành nụ, ra hoa và kết trái.

Bón phân hữu cơ Anfa Batoganic 2-3kg/gốc/năm:

+ Giúp phục hồi và cải tạo đất mang đến sự phát triển bền vững cho vườn điều.

Giữa mùa mưa (khoảng tháng 7) Bón phân Hữu Nghị NPK 15.15.15 từ 1–1.5kg/cây:

+ Giúp hoa điều phát triển, tung phấn sớm và tăng khả năng đậu quả.

Cuối mùa mưa (khoảng tháng 9)

 

Bón phân Hữu Nghị NPK 16.7.17 hoặc NPK 16.8.18 lượng kali cao: 0.8 – 1.5 kg/cây trong suốt giai đoạn nuôi quả:

+ Giúp quả nhanh lớn, hạt chắc, nặng và nhiều dinh dưỡng.

Cách bón:

+ Xới đất quanh gốc tạo thành đường vành khăn rộng 20–30cm, sâu 5–0cm theo đường chiếu vanh tán, rải đều phân, vùi lấp phân để giảm bớt thất thoát phân.

– Phân Hữu Nghị NPK 19.12.7 và phân hữu cơ Anfa Batoganic:
Bón phân cho cây điều năng suất cao

2.1. Sau thu hoạch (20 – 30 ngày sau thu hoạch)

Giai đoạn này được tính từ sau khi thu hoạch vụ trước đến lúc tỉa cành, tạo tán rồi chăm sóc cho điều tiếp tục ra lá non, đâm cành mới.

Bón NPK 19.12.7 bổ sung hàm lượng đạm lớn cho cây:

– Ra đợt lá mới, tạo điều kiện cho cây phục hồi và sinh trưởng phát triển thân lá.

– Tích lũy đủ chất cho giai đoạn sinh trưởng sinh thực, tức là hình thành nụ, ra hoa và kết trái.

Bên cạnh đó cũng cần phục hồi và cải tạo đất thường xuyên bằng cách: bón từ 2 đến 3kg phân hữu cơ Anfa Batoganic/gốc/năm. Việc kết hợp dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ sẽ mang đến sự phát triển cân đối và bền vững cho vườn điều.

2.2. Giữa mùa mưa (khoảng tháng 7)

Bón phân Hữu Nghị NPK 15.15.15: cân bằng dinh dưỡng cho cây điều, giúp cho hoa điều phát triển và tung phấn sớm, tăng khả năng đậu quả với lượng phân bón từ 1 – 1.5kg/cây.

2.3. Cuối mùa mưa (khoảng tháng 9)

Lúc này ta bón loại phân có tỷ lệ kali cao hơn sẽ rất tốt cho chất lượng trái điều.

Bà con có thể lựa chọn phân NPK 16.7.17 hoặc NPK 16.8.18 bón từ 0.8 – 1.5 kg/cây cho cây trong suốt giai đoạn nuôi quả: giúp quả nhanh lớn, hạt chắc, nặng và nhiều dinh dưỡng.

– Cách bón: Xới đất quanh gốc tạo thành đường vành khăn rộng 20–30cm, sâu 5–0cm theo đường chiếu vanh tán, rải đều phân, vùi lấp phân để giảm bớt thất thoát phân.

Tỉa cành, tạo tán:

Điều là cây ra hoa đầu cành, hoa thường chỉ ra trên những chồi ngoài ánh sáng nên năng suất tỉ lệ thuận với diện tích tán cây ngoài sáng. Vì vậy cần tỉa bỏ các cành bị che bóng, các chồi vượt, cành bị sâu bệnh. Thông thường cần tạo tán khi cây được 1-1,5 năm và tỉa thường xuyên hàng năm. Lúc này cây còn nhỏ nên tỉa xén dễ và ít để lại các vết sẹo trên thân cây. Khi cây trong giai đoạn cho trái mỗi năm nên tỉa xén 2 lần. Lần thứ nhất sau khi thu hoạch xong kết hợp với dọn vườn làm cỏ và lần 2 vào tháng 9 hàng năm (cuối mùa mưa)

Trên đây là kỹ thuật bón phân cho cây điều giai đoạn kinh doanh. Hi vọng các kiến thức này sẽ phần nào mang lại thu nhập tốt hơn cho bà con trồng điểu. Chúc bà con sức khỏe và có những vụ mùa bội thu!

CÔNG TY LIÊN DOANH PHÂN BÓN HỮU NGHỊ

Hotline: 0237 394 8686

Email: infor@phanbonhuunghi.vn

Địa chỉ: Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.