Chăm sóc bón phân cho hoa cúc bền màu, tươi lâu
Đối với hoa cúc, người chăm phải khéo, phân bón phải chuẩn, luôn sẵn sàng ứng phó với thời tiết và tình hình sâu bệnh khó lường. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật bón phân cho hoa cúc nhuận sắc và tăng sức kháng sâu bệnh triệt để.
1. Đặc điểm chung của cây hoa cúc:
– Cây hoa cúc ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thuận lợi từ 15-20oC. Ẩm độ đất lý tưởng là 60-70%, độ ẩm không khí từ 55-65%.
– Hoa cúc có thể trồng quanh năm trên đất cát nhiều mùn, đất pha sét, đất đỏ bazan, đất thịt nhẹ.Đất phải tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 6 – 6,5. Ở nước ta, hoa cúc đặc biệt sinh trưởng thuận lợi quanh năm tại Đà Lạt.
– Ánh sáng ngày dài thuận lợi cho sinh trưởng, ánh sáng ngày ngắn thuận lợi cho ra hoa. Vì vậy biện pháp thắp đèn là rất quan trọng để điều khiển ra hoa đồng loạt trong thâm canh cúc cắt cành.
2. Kỹ thuật bón phân cho hoa cúc
– Theo vụ
Vụ mùa |
Bón phân cho hoa cúc |
Vụ Xuân Hè | Nên bón lót cho hoa cúc chủ yếu vì nhiệt độ, độ ẩm cao, ánh sáng nhiều nên sự phân giải của phân bón thường nhanh. |
Vụ Thu Đông | Ngoài việc bón lót cho hoa cúc phải tăng cường bón thúc vì trời hanh khô. |
+ Không bón phân cho hoa cúc sau các trận mưa lớn, đất bí hoặc trời lạnh. Vì lúc này đất ẩm và việc bón phân cho hoa cúc sẽ làm đất thêm bí, rễ cây thiếu oxy để hô hấp và nhiệt độ thấp rễ cây hoạt động kém, bón phân vào cây cũng không hấp thụ được.
– Bón phân tương ứng với các thời kỳ phát triển của cây hoa cúc
Thời kỳ phát triển hoa cúc |
Lượng phân bón cho hoa cúc |
Bón lót khi trồng hoa cúc |
– Rắc hỗn hợp phân hữu cơ Anfa Batorganic với phân Hữu Nghị NPK 13.13.13 lên mặt luống rồi đảo đều phân với đất.
– Giúp tăng mùn và độ thông thoáng của đất, trợ giúp đắc lực cho quá trình hấp thu dưỡng chất của bộ rễ. |
Tưới thúc (sau trồng 10 và 20 ngày) cho hoa cúc |
– Hòa tan phân bón Hữu Nghị NPK 13-13-13+TE: 30-50g/10 lít nước: tưới vào gốc kích thích để cây được hấp thụ dinh dưỡng ở thời kì đầu. |
Bón thúc lần 1 (sau trồng 25-30 ngày) cho hoa cúc |
– Giúp phát triển chồi thân lá, tăng khả năng sinh trưởng cho cúc sau khi bén rễ hồi xanh. |
Bón thúc lần 2 (sau trồng 40-45 ngày) cho hoa cúc |
– Giúp cây lớn khỏe, thân lá mập mạp, bước đệm cho quá trình hình thành nụ và đơm hoa. |
Bón thúc lần 3 (sau trồng 55-60 ngày) cho hoa cúc |
– Bón thúc giúp kích thước hoa cúc đơm hoa to, màu sắc tươi tắn và hạn chế tình trạng nhanh tàn, héo cánh sớm.
– Để giúp vườn hoa cúc tươi lâu, bền thì có thể bổ sung phân bón lá Kali Sulphate. + Tập trung tưới định kỳ vào các thời điểm đặc biệt như: khi cúc đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở, thời kỳ cúc tăng trưởng và sau cắt hoa. |
Lưu ý: |
– Không bón phân cho hoa cúc vào buổi trưa nắng dễ gây cháy lá.
– Nên bón vào lúc 7 – 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. – Sau khi bón cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thụ phân bón. – Không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá, ngọn. – Đối với phân bón lá cho hoa cúc tuyệt đối không phun trực tiếp lên bông tránh tình trạng cháy cánh hoa. |
– Bón lót cho hoa cúc khi trồng:
– Sau khi lên luống, rắc hỗn hợp phân hữu cơ Anfa Batorganic với phân Hữu Nghị NPK 13.13.13 lên mặt luống rồi đảo đều phân với đất.
+ Bón lót cho hoa cúc tạo nền tảng thổ nhưỡng tốt cho cây phát triển khỏe mạnh. Hoa cúc được lực ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, tăng mùn và độ thông thoáng của đất, trợ giúp đắc lực cho quá trình hấp thu dưỡng chất của bộ rễ.
– Tưới thúc cho hoa cúc (sau trồng 10 và 20 ngày):
+ Hòa tan phân bón Hữu Nghị NPK 13-13-13+TE: 30-50g/10 lít nước tưới vào gốc.
+ Giúp kích thích để cây được hấp thụ dinh dưỡng ở thời kì bắt đầu bén rễ và hồi xanh.
– Các giai đoạn bón thúc cho hoa cúc:
+ NPK 13.13.13 có cân đối hàm lượng đạm, lân, kali và một tỷ lệ lý tưởng các nguyên tố trung vi lượng bao gồm Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn,… Đây chính là tỷ lệ vàng giúp cây hoa cúc phát triển cân đối, đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong hầu hết quá trình sinh trưởng.
+ Bà con nên chia làm 4 lần bón thúc cho hoa cúc như sau:
– Thúc lần 1 (sau trồng 25-30 ngày):
Giúp phát triển chồi thân lá, tăng cường khả năng sinh trưởng cho cây hoa cúc sau khi bén rễ và hồi xanh.
– Lần 2 (sau trồng 40-45 ngày):
Giúp cây lớn khỏe, thân lá mập mạp, bước đệm hoàn hảo cho quá trình hình thành nụ và đơm hoa.
– Lần 3 (sau trồng 55-60 ngày):
Bón thúc giúp kích thước đơm hoa to, màu sắc tươi tắn và hạn chế tình trạng nhanh tàn, héo cánh sớm.
– Để giúp vườn hoa cúc tươi lâu, bền, màu sắc đẹp thì bón thêm phân bón lá Kali Sulphate. Tập trung tưới định kỳ vào các thời điểm đặc biệt như: khi cúc đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở, thời kỳ cúc tăng trưởng và sau cắt hoa
Lưu ý: Không bón phân cho hoa cúc vào buổi trưa nắng dễ gây cháy lá. Nên bón vào lúc 7 – 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón phân cho hoa cúc cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thụ phân bón. Không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá, ngọn. Đối với phân bón lá cho hoa cúc tuyệt đối không phun trực tiếp lên bông tránh tình trạng cháy cánh hoa.
3. Kỹ thuật tưới tiêu cho hoa cúc
Cúc cần tưới nước trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng không cần nhiều. Có 2 phương pháp tưới nước cho cúc là tưới rãnh và tưới trên mặt:
– Phương pháp tưới rãnh
+Thường áp dụng với các ruộng bằng phẳng.
+ Cho nước vào các rãnh của luống cúc, ngâm từ 1-2 giờ để nước ngấm lên bề mặt luống, sau đó rút nước ra (chỉ cho nước ngập 2/3 rãnh không cho ngập đến bề mặt của luống).
+ Cách tưới này cây được ẩm từ 7-10 ngày.
– Phương pháp tưới trên mặt
+ Dùng vòi hoa sen tưới nhẹ trên bề mặt luống vừa đủ lượng nước bão hoà trong đất. Nếu tưới quá nhiều, nước sẽ chảy ra ngoài rãnh và rửa trôi phân, mùn, dinh dưỡng nuôi cây.
+ Tưới theo cách này đất trên bề mặt hay bị đóng váng, cỏ dại mọc nhiều, mức độ giữ ẩm của đất ngắn hơn. Vì vậy phải tưới nhiều lần cho cây hoa cúc hơn.
4. Bảo vệ hoa cúc khỏi sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi
– Cúc có thân mềm, mọng nước, lượng sinh khối lá và hoa lớn trên thân, rễ chùm ăn nông. Nếu gặp các thời tiết bất lợi, mưa gió thông thường cũng có thể làm cho thân cong queo, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoa. Vì vậy bà con cần phải cắm cọc và bắt giàn cho hoa cúc.
– Hoa cúc khi chuẩn bị nở là đối tượng thu hút các loại côn trùng, nấm bệnh, mưa gió,và tác động cơ giới của con người (như tưới nước, va quệt…). Bà con cần chuẩn bị các loại giấy bao hoa mềm, dai, không thấm nước, lâu bị phân huỷ, kích thước bao to nhỏ khác nhau để bao bọc và bảo vệ bông hoa cúc.
– Khi hoa cúc vừa hé nở cần dùng bao giấy bao lại ngay. Phải đặt bao che sao cho đáy bao không chạm vào mặt hoa để nước tưới và nước mưa không đọng lại trên bao che dễ dẫn đến thối hoa.
Trên đây là những kiến thức hữu ích đối với bà con trồng hoa cúc kinh doanh. Kính chúc bà con trúng mùa được giá!
CÔNG TY LIÊN DOANH PHÂN BÓN HỮU NGHỊ
Hotline: 0237 394 8686
Email: infor@phanbonhuunghi.vn
Địa chỉ: Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.