Kỹ thuật bón phân cho hồ tiêu – chăm sóc hồ tiêu theo giai đoạn

Dưới đây là chu kỳ bón phân cho cây hồ tiêu đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn hộ nông dân trồng tiêu trên cả nước. Hi vọng bà con sẽ áp dụng thành công cho mô hình canh tác của mình!

Cây hồ tiêu ra quả nhiều và đều nhờ bón phân đúng cách

 

1. Một số đặc điểm sinh dưỡng quan trọng của cây hồ tiêu

a. Nhân giống

– Cây hồ tiêu chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, lấy từ thân chính, cành vượt hoặc dây lươn.

b. Đất trồng

– Cây tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất như: đất đỏ bazan, đất phiến thạch, đất cát pha, đất xám bạc màu, đất phù sa cổ…

– Đất phải có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng, hàm lượng mùn đất cao, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình với pH trung tính từ 6.0-6.5.

– Phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ phải được sử dụng đều đặn trong suốt chu kỳ canh tác.

Quy trình chăm sóc bón phân cho cây hồ tiêu

c. Khí hậu

– Là loại cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới nên khí hậu, thời tiết nước ta là điều kiện thuận lợi cho cây tiêu phát triển. Nhiệt độ lý tưởng nhất để trồng tiêu là 22 – 28°C.

d. Ánh sáng

– Cây tiêu nguyên chủng mọc dưới tán cây rừng, do vậy giống cây trồng này ưa ánh sáng tán xạ, nhất là lúc mới trồng cần che bóng cẩn thận.

– Giai đoạn ra hoa nuôi quả cây cần nhiều ánh sánh hơn, có thể che bóng ít hoặc không che do cây trưởng thành có khả năng tự che bóng cho nhau.

e. Chế độ tưới tiêu

– Mùa mưa, cây tiêu sinh trưởng phát triển mạnh nhất, tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thì phát triển thân, cành, lá, thân bám trụ, tạo tán.

– Tiêu ở thời kỳ kinh doanh (cho thu trái) thì vừa phát triển cành, lá vừa ra bông, thụ phấn, đậu trái, nuôi trái lớn đến khi trái chín thu hoạch.

– Hồ tiêu có hệ thống rễ ăn cạn, không chịu nổi điều kiện khô hạn kéo dài do đó cần duy trì liên tục độ ẩm trong đất. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo cho cây tiêu 1 khoảng thời gian khô hạn ngắn để phân hóa mầm hoa (khoảng 20 – 30 ngày).

Kỹ thuật bón phân và chăm sóc cây hồ tiêu

2. Bón phân cho cây hồ tiêu tăng năng suất và giá trị xuất khẩu

– Cây tiêu sẽ cho năng suất trên mức có lãi nếu được áp dụng chuẩn các chu kỳ bón phân sau:

Thời gian bón phân cho cây hồ tiêu Lượng phân bón
Bón phân sau thu hoạch

 

Bón phân Hữu Nghị NPK 20.6.6 từ 0.4 – 0.5 kg /nọc:

+ Với 20% đạm, NPK 20.6.6 cung cấp đủ lượng đạm cần thiết cho cây để cây nhanh hồi xanh, hồi màu cho đất.

+ Song song với việc bón phân, bà con cần chú ý che tủ và giữ ẩm để đảm bảo hồ tiêu hấp thụ tối ưu phân bón.

Bón phân giai đoạn trước khi ra hoa Bón phân Hữu Nghị NPK 15.15.15 từ 0.3 – 0.4 kg /nọc.
Bón phân sau khi lứa quả chính đậu

 

– Bón phân Hữu Nghị NPK 15.15.15 từ 0.3 – 0.4 kg /nọc.

+ Ngoài ra còn bổ sung magie, silic,bo, kẽm,… giúp tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây, hạn chế tối đa sâu bệnh, hạt chín nhanh, chắc hạt, tăng trọng lượng hạt.

Bón phân giai đoạn nuôi quả (khoảng 2 -3 tháng sau đợt bón 4) – Bón phân Hữu Nghị NPK 15.15.15 từ 0.5 – 0.6 kg/nọc 
Bón phân trước khi thu hoạch đợt gần nhất – Bón phân Hữu Nghị NPK 15.15.15 từ 0.4 – 0.5 kg/nọc.

Phân bón cho cây hồ tiêu đạt năng suất cao

– Bón phân cho cây hồ tiêu sau thu hoạch

Bón phân Hữu Nghị NPK 20.6.6 từ 0.4 – 0.5 kg /nọc hồ tiêu:

+ Bón NPK 20.6.6 để hồi màu cho đất, phục hồi dinh dưỡng cho cây tiêu.

Kỹ thuật bón phân cho hồ tiêu – chăm sóc hồ tiêu theo giai đoạn

 

+ Giai đoạn sau thu hoạch, nhu cầu Đạm của cây tăng cao để nhanh chóng hồi xanh. Dòng NPK 20.6.6 lên đến 20% hàm lượng đạm cung cấp đủ lượng đạm cần thiết cho cây.

+ Cùng với việc bón phân, bà con cần chú ý che tủ và giữ ẩm để đảm bảo hồ tiêu hấp thụ tối ưu phân bón.

– Bón phân cho cây hồ tiêu giai đoạn trước khi ra hoa và sau khi lứa quả chính đậu

+ Trước khi ra hoa: Bón phân Hữu Nghị NPK 15.15.15 từ 0.3 – 0.4 kg /nọc.

+ Sau khi lứa quả chính đậu quả: Bón phân Hữu Nghị NPK 15.15.15 từ 0.3 – 0.4 kg /nọc.

Kỹ thuật bón phân cho hồ tiêu – chăm sóc hồ tiêu theo giai đoạn

Trong phân NPK 15.15.15 của Hữu Nghị có tỉ lệ cân đối đạm, lân, kali còn có bổ sung thêm các chất trung vi lượng. Giúp bộ lá nâng cao đến 20% hiệu suất quang hợp để tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây.

Kết hợp silic, bo, kẽm và đồng giúp cho cây chống hạn khi bị mất nước đất khô, hạn chế tối đa sâu bệnh.

– Bón phân cho cây hồ tiêu giai đoạn nuôi quả (khoảng 2 -3 tháng sau đợt bón 4): 

Bón phân Hữu Nghị NPK 15.15.15 từ 0.5 – 0.6 kg/nọc 

– Bón phân cho cây hồ tiêu trước khi thu hoạch đợt gần nhất:

Bón phân Hữu Nghị NPK 15.15.15 từ 0.4 – 0.5 kg/nọc.

Do phải nuôi lượng trái lớn, cây tiêu cần hấp thụ rất nhiều chất dinh dưỡng từ đất trong giai đoạn này.

Bón phân cho hồ tiêu giúp cho hạt chín nhanh, chắc hạt, tăng trọng lượng hạt, tăng lợi nhuận cho bà con.

3. Kỹ thuật bón phân cho cây hồ tiêu

– Lưu ý:

+ Bón phân khi đất đủ ẩm, cần phải rải đều phân lên mặt đất xung quanh tán tiêu. Cách gốc 30-40cm.

+ Nên dùng cuốc xẻng để xới nhẹ nhằm vùi phân vào đất.

– Tuyệt đối không xới xáo đất, cũng có thể vén đất mà không lấp kín phân. Nếu như trời không có mưa bà còn nên tưới nhẹ giúp cho phân tan ra.

CÔNG TY LIÊN DOANH PHÂN BÓN HỮU NGHỊ

Hotline: 0237 394 8686

Email: infor@phanbonhuunghi.vn

Địa chỉ: Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.