Quy trình bón phân cho cây cao su giai đoạn khai thác mủ
Khác với các loại cây thu hoạch hoa, trái, hạt… thông thường, cây cao su đem lại lợi nhuận cho người nông dân thông qua việc thu hoạch mủ cây. Vậy kỹ thuật bón phân cho cây cao su có gì đặc biệt?
1. Một số đặc điểm sinh dưỡng của cây cao su
Sau đây là một số yêu cầu sinh dưỡng của giống cây có giá trị kinh tế cực kỳ cao này:
1.1. Thời vụ
– Khu vực Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Tây Nguyên, Tây Bắc: Trồng mới vào đầu mùa mưa, để cây có thể sinh trưởng trong một thời gian dài đủ ẩm trước khi phải chịu đựng một mùa hạn gay gắt.
– Khu vực Bắc Miền Trung: Trồng mới cao su vào cuối mùa mưa để tránh các điều kiện bất lợi như lượng mưa quá lớn, quá lạnh nên cây con thường sinh trưởng chậm hoặc tỷ lệ chết cao.
1.2. Mưa và ẩm độ
Cây cao su thích hợp trồng ở những vùng địa lý có lượng nước mưa hàng năm cao và đều từ 1.500 – 2.000 mm. Về tính chất mưa cây cao su yêu cầu mưa nhiều trận, mưa vào buổi chiều… Nếu mưa to hoặc mưa dầm đều không tốt vì làm cho sâu bệnh nhiều và ít mủ.
Về độ ẩm không khí, cây cao su yêu cầu cao tối thiểu từ 75% trở lên.
1.3. Điều kiện đất trồng
– Cây cao su có rễ trụ ăn sâu vào đất, cần tầng thổ nhưỡng phải dầy, mực nước ngầm sâu >1m.
– Thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Cây ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt với hàm lượng hữu cơ trong đất >2,5%.
– 3 loại đất trồng lý tưởng nhất là đất đỏ Bazan, đất xám Potzon trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch.
1.4. Nhiệt độ
Cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm có nhiệt độ trung bình 22 – 30°C (Thích hợp nhất là 26 – 28°C).
Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến quá trình khai thác mủ và sinh trưởng của cây.
2. Bón phân cho cây cao su giai đoạn khai thác mủ
2.1. Vai trò của NPK với cây cao su
Mặc dù là cây công nghiệp lâu năm nhưng cao su có nhu cầu đạm, lân, kali rất cao mỗi năm. Trong đó:
– Đạm tham gia tích cực trong việc tổng hợp nên mủ cao su.
– Kali giúp hạn chế:
+ Tình trạng mủ cao su dễ bị đông.
+ Có thể hạn chế được bệnh khô cành.
+ Tăng khả năng chống chịu gió bão, khắc phục một phần bệnh khô mặt cạo.
– Lân kích thích sự sinh trưởng của rễ, tăng cường sự hình thành thân, lá và quả. Nhu cầu lân cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và cây có nhu cầu cao khi cây còn non.
– Ngoài ra, cây cao su cần một lượng nhất định các nguyên tố trung vi lượng như Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn… để bổ sung cho nhau gúp tăng năng suất và phẩm chất mủ cao su sau thu hoạch.
Như vậy, việc bón phân cho cây cao su là cực kỳ cần thiết và bón đúng sẽ mang lại năng suất cao.
2.2. Các giai đoạn bón phân cho cây cao su và dòng phân bón thích hợp
Sau từ 5-7 năm trồng, cây cao su bắt đầu cho khai thác mủ. Quá trình bón phân cho cây cao su được khuyến cáo như sau:
- Giai đoạn đầu mùa mưa: Bón phân Hữu Nghị NPK 16.16.8 là 200 – 250 kg /ha.
- Giai đoạn giữa mùa mưa: Bón phân Hữu Nghị NPK 16.16.8 là 100 – 150 kg/ha.
- Giai đoạn cuối mùa mưa: Bón Hữu Nghị NPK 16.16.8 là 150 – 200 kg/ha.
Bón phân Hữu Nghị NPK 16.16.8 cho cây cao su tăng năng suất và tăng chất lượng mủ cao su, hạn chế khô cành, kích thích rễ và hình thành thân lá quả.
2.3. Phương pháp bón phân cho cây cao su đúng kỹ thuật
– Phương pháp: bón xới đất nhẹ xung quanh vùng tán lá gốc cây cao su, rải phân đều và lấp đất lại.
– Từ năm thứ năm trở đi bà con có thể bón theo băng rộng giữa 2 hàng cao su đã sạch cỏ sau đó phủ bằng lá khô, cỏ mục hoặc đất xốp. Phương pháp này phát huy hiệu quả vượt trội đối với các vùng đất có độ dốc trên 15%.
– Thời điểm bón phân cho cây cao su lý tưởng nhất là khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mùa mưa dầm.
– Đặc biệt đối với vùng có ảnh hưởng của rét hại (Bắc Trung Bộ và vùng miền núi phía Bắc), bón phân lần cuối trong năm phải chấm dứt trước tháng 10 hàng năm.
Hy vọng bà con có thể áp dụng hiệu quả quy trình bón phân trên cho mô hình trồng cao su của mình!
CÔNG TY LIÊN DOANH PHÂN BÓN HỮU NGHỊ
Hotline: 0237 394 8686
Email: infor@phanbonhuunghi.vn
Địa chỉ: Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.