Những người đã từng trồng hoa hồng hẳn sẽ hiểu rằng, loài hoa này không thể đơm bông rực rỡ nếu thiếu phân bón. Sau đây là kinh nghiệm bón phân cho cây hoa hồng được chúng tôi tổng hợp từ nhiều chuyên gia làm vườn giàu kinh nghiệm. Mời bà con cùng tham khảo.

Bí quyết bón phân cho hoa hồng hoa to đẹp

Sẽ ra sao nếu không bón phân cho cây hoa hồng?

 

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước và phân bón là nguồn động lực chủ chốt để hồng ra hoa.

Cây hoa hồng thiếu phân bón sẽ xuất hiện các vấn đề sau:

  • Thân cành còi cọc, cây kém phát triển, chồi và lá non mọc chậm
  • Lá thưa thớt, ngả màu vàng úa hoặc màu xanh đậm, mép lá khô thiếu sức sống
  • Hoa nhỏ, ít cánh, màu sắc không tươi tắn, không có hương thơm và rất nhanh tàn.
  • Trường hợp cây bị suy dinh dưỡng nặng, hồng thậm chí không thể đậu hoa.

Đối với kinh doanh vườn hồng quy mô lớn, nếu không đầu tư cho phân bón hoặc bón phân sai cách, sẽ làm giảm giá trị kinh tế của hoa hồng. Tệ hơn là thua lỗ hoặc mất trắng.

Quy trình bón phân cho hoa hồng tại nhà

Quy trình bón phân cho cây hoa hồng theo từng giai đoạn

Giai đoạn 1: Bón lót khi trồng 

Hoa hồng ưa khí hậu mát mẻ và đất trồng tơi xốp. 

Nên trộn lẫn phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ để bón lót cho cây hoa hồng.

Dùng phân hữu cơ Anfa Batorganic với liều lượng 500kg/ha/lần. Bón lót vùng gốc trước khi gieo trồng cho hiệu quả nhanh hơn các loại phân hữu cơ truyền thống.

 

Trong trường hợp đất chứa phèn, cần bón vôi cho cây hoa hồng ngay với lượng vừa đủ để cân bằng độ pH trong đất.

Phân bón hữu cơ cho hoa hồng

Giai đoạn 2: Bón thúc cho rễ

Kích rễ cho hồng bằng các loại phân chứa nhiều lân như phân Hữu Nghị NPK 13.13.13.

Ưu tiên dùng phân NPK có tỷ lệ Photpho (P) cao trong thành phần để bón thúc.

Giúp rễ mọc dài, khỏe và không bị nấm bệnh. Đây là cơ sở để hình thành nụ và hoa sau này.

Giai đoạn 3: Dưỡng lá, chồi

Thời kỳ trưởng thành là giai đoạn ngay khi hồng mới được cắt tỉa cành. Lúc này, nhu cầu dinh dưỡng để sản xuất lá, mầm và chồi của cây hoa hồng rất lớn.

Bà con cần bón kết hợp các loại phân vô cơ và hữu cơ.

Ưu tiên dòng phân NPK có thành phần Đạm (N) cao. Còn đối với phân hữu cơ – loại dinh dưỡng cực kỳ ưa thích của cây hoa hồng, sử dụng một số các loại phân hữu cơ truyền thống hoặc các loại phân bón hữu cơ nhập khẩu.

Tuy nhiên, phân hữu cơ truyền thống có nhược điểm là cho tác dụng khá chậm, đồng thời khá mất công, mất thời gian chờ phân hoai mục. Đối với các chủ kinh doanh vườn hồng với quy mô lớn, việc chuẩn bị khối lượng lớn phân chuồng, phân hữu cơ tự sản xuất gần như là điều không thể.

Giải pháp là các loại phân hữu cơ dạng viên nén, tiêu biểu là dòng Anfa Batorganic. Cho hiệu quả nhanh, tiết kiệm thời gian và dễ dàng sử dụng. Phân hữu cơ Anfa Batorganic có hàm lượng dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển của cây hoa hồng. Cụ thể như sau:

  • Hàm lượng hữu cơ lên đến 85%
  • N – P2O5 – K2O: 4% – 2.2% -2.5%
  • Axit Humic:3%
  • Axit Fulvic: 2%
  • TE: Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn…

Giai đoạn 4: Dưỡng hoa

Sau khi các mầm cây lên được khoảng 10-15 ngày, giai đoạn lá từ màu đỏ tía hoặc xanh non chuyển sang đậm dần và hồng bắt đầu có nụ. Đây là lúc bà con cần bổ sung bón Kali cho cây hoa hồng để chuẩn bị cho sự bung nở của những bông hồng to nhất, rực rỡ và xinh đẹp nhất.

Như vậy, loại phân thích hợp cho giai đoạn dưỡng hoa sẽ là các loại phân NPK thiên về hàm lượng Kali lớn trong thành phần như NPK 15.5.16

Sau giai đoạn chơi hoa, bà con cắt tỉa hoa và cành tăm đặc biệt kết hợp bón phân hữu cơ rồi lại quay trở lại giai đoạn 3: Bón kích mầm, bón dưỡng lá và chồi.

Nguyên tắc 8 KHÔNG trong bón phân cho cây hoa hồng

KHÔNG tập trung bón nhiều phân cho cây yếu, còi cọc

Thực chất những cây khỏe mạnh mới cần phải bón nhiều phân. Bởi chúng có nhu cầu dinh dưỡng cao và hấp thụ tốt. Đối với những cây yếu, hãy bón phân với lượng nhỏ để cây ăn từ từ, tránh dư thừa phân dễ khiến cây sốc và chết.

KHÔNG bón phân trực tiếp vào gốc.

Nên rải hoặc tưới phân bón cho hồng xung quanh miệng chậu hoặc xung quanh gốc với mật độ không quá dày. Tưới phân định kỳ 7-10 ngày/ lần và nên pha loãng phân với nước để tưới hoặc phun lên lá tùy theo hướng dẫn của từng loại

 

Cách bón phân cho hoa hồng đơn giản hiệu quả

KHÔNG bón phân vào những ngày nắng nóng

Tuyệt đối không bón vào buổi trưa, những ngày nắng nóng tột đỉnh hoặc khi cây đang khô hạn, thiếu nước. Nên bón phân cho cây hoa hồng vào buổi sáng sớm và cung cấp đủ lượng nước để hòa tan phân bón cho cây hấp thụ.

KHÔNG bón phân khi cây đã ra hoa

Chỉ bón phân trước khi cây ra hoa và sau khi hoa đã tàn. Đặc biệt không phun Kali hay các loại phân bón khác lên hoa sẽ làm cánh hoa bị bỏng và tổn thương.

KHÔNG sử dụng 1 loại phân hữu cơ duy nhất

Bón phân hữu cơ cho cây hoa hồng quan trọng nhất là phải phối kết hợp. Chẳng thà không bón gì vẫn hơn cứ bón triền miên 1 loại phân không cân đối dinh dưỡng.

KHÔNG bón khi sâu bệnh

Cây sẽ ngừng phát triển do stress nếu bị nhiễm sâu bệnh. Vì vậy nên nhớ phải xử lý xong sâu bệnh hãy bón phân cho cây hoa hồng.

KHÔNG bón các loại phân “vớ vẩn”

Chỉ nên mua các loại phân hóa học có nhãn mác hướng dẫn lượng bón để bón đúng liều lượng. Tránh các loại phân bón được tách lẻ đóng túi, chai không có hướng dẫn. Khả năng cao đây là các loại phân giả, kém chất lượng.

KHÔNG nên bón các loại phân hữu cơ tươi

Hoa hồng thường ưa phân hữu cơ hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý khi chọn mua phân hữu cơ uy tín. Nếu phân trùn quế chưa đạt đủ thời gian nuôi, phân bò, phân gà chưa ủ hoai mục có thể mang nguồn nấm bệnh cho cây, sinh ra dòi bọ, mùi khó chịu khi bón.

Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị cung cấp tất cả các dòng phân NPK và phân bón hữu cơ cho cây hoa hồng. Được sản xuất theo công nghệ hóa lỏng ure và tạo hạt bằng hơi nước, dây chuyền hoàn toàn khép kín của Nhật Bản, phân bón Hữu Nghị luôn cam kết chất lượng hoàn mỹ, dinh dưỡng tối ưu, tiết kiệm chi phí và an toàn với môi trường.

Liên hệ ngay Hotline 0237 394 8686 để được tư vấn chi tiết bộ sản phẩm phân bón Hữu Nghị chuyên dùng cho cây hoa Hồng.

CÔNG TY LIÊN DOANH PHÂN BÓN HỮU NGHỊ

Hotline: 0237 394 8686

Email: infor@phanbonhuunghi.vn

Địa chỉ: Khu công nghiệp & đô thị Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.